5 điều cần biết về mảng thuốc béo phí của Novo Nordisk

Tỷ lệ béo phì toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 14% dân số thế giới vào năm 2020 lên đến 25% vào năm 2035, tương đương với 1,9 tỷ người. Khi tính cả dân số thừa cân, tức là những người có BMI bằng hoặc cao hơn 25 kg/m2 nhưng dưới 30 kg/m2, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên đến hơn 4 tỷ người. Xu hướng đáng báo động này gây ra tác động kinh tế lớn, ước tính là 4 nghìn tỷ đô la vào năm 2035 hay 2,9% GDP toàn cầu, do chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn và sự mất mát năng suất kinh tế.

Liệu Pháp Nhắm Đích Trong Điều Trị Ung Thư

Từ những hiểu biết về sinh học ung thư, chúng ta đã phát triển nhiều phương pháp điều trị để chống lại căn bệnh này như: hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Trong số đó, liệu pháp nhắm đích đang được chú trọng nghiên cứu phát triển trong thời gian gần đây. Mặc dù, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể sẵn sàng tiếp nhận các liệu pháp này, đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng với nhiều liệu pháp mới ra đời nhằm làm giảm kháng thuốc từ các liệu pháp cũ.

Telehealth: xác định lợi – hại không quan trọng bằng việc có quyết tâm triển khai hay không?

Đại dịch COVID-19 đã và đang đặt ra nhiều bài toán lớn cho thế giới, đặc biệt là ngành y tế. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về số lượng y bác sĩ, dược sĩ trong xã hội cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phân bố nguồn lực y tế không đồng đều ở các vùng miền và khu vực khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của ngành y tế, số bệnh viện phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân.

Chúng Ta Hiểu Gì Về Ung Thư ?

Hiện nay, ung thư là bệnh lý thường gặp. Ước tính rằng cứ 5 người sẽ có một người mắc ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới cao hơn (⅛) so với nữ giới là 1/11. Đây là căn bệnh đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Theo ước tính từ WHO ung thư chiếm ⅙ trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2018 (ước tính khoảng 9.6 triệu ca tử vong). Ở nam giới, các loại ung thư phổ biến có thể kể đến như: ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, gan… Trong khi đó ung thư vú, cổ tử cung và tuyến giáp lại phổ biến hơn ở nữ giới.

Tình trạng hậu COVID19 (phần 2)

Tình trạng hậu covid-19 có thể dẫn đến các trở ngại về sức khỏe và đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số vấn đề có thể gặp phải khi mắc hậu Covid-19 có thể kể đến như: Mệt mỏi, khó thở, tức ngực, đau đầu, trầm cảm, mất mùi, các vấn đề về tim mạch…

AHA – Những nghiên cứu nổi bật về bệnh tim và đột quỵ

Trong năm qua, tiêu điểm y tế luôn xoay quanh vấn đề về Covid-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan trọng về tim mạch vẫn được tiến hành. Các nghiên cứu đã chỉ ra những cách tốt hơn để chăm sóc đột quỵ, suy tim và tăng huyết áp. AHA đã biên soạn một bản tóm tắt hàng năm về các nghiên cứu khoa học đáng chú ý.

Paxlovid: Viên thuốc uống điều trị Covid-19 được nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam.

“Giảm số ca chuyển nặng phải nhập viện, từ đó giảm số ca tử vong vì Covid-19” - đây vẫn luôn là chủ trương đúng đắn mà ngành y tế Việt Nam đề ra và theo đuổi với các chiến lược cũng như biện pháp phù hợp nhằm tạo ra cấu trúc can thiệp xuyên suốt ngay từ cộng đồng đến cơ sở y tế. Trong chuỗi mắt xích kiểm soát và điều trị đó, chắc chắn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú, nhưng có nguy cơ tiến triển nặng dẫn đến nhập viện, là một phần không thể thiếu để dần thích ứng và khống chế dịch bệnh, đặc biệt trong thời kỳ “bình thường mới”.

Tình trạng hậu COVID19 (Phần 1)

COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới về mọi mặt. Trên người nhiễm bệnh, SARS-COV-2 có thể gây hại cho phổi, tim và não, dẫn tới tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài và thậm chí dẫn đến tử vong. Mặc dù hầu hết những bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đều sẽ hồi phục trong vòng vài tuần, không ít bằng chứng hiện tại cho thấy có khoảng 10-35% bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, đặc biệt đối với bệnh nhân nhập viện, tỷ lệ này có thể lên tới 85%