Liệu Pháp Nhắm Đích Trong Điều Trị Ung Thư

Từ những hiểu biết về sinh học ung thư, chúng ta đã phát triển nhiều phương pháp điều trị để chống lại căn bệnh này như: hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Trong số đó, liệu pháp nhắm đích đang được chú trọng nghiên cứu phát triển trong thời gian gần đây. Mặc dù, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể sẵn sàng tiếp nhận các liệu pháp này, đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng với nhiều liệu pháp mới ra đời nhằm làm giảm kháng thuốc từ các liệu pháp cũ.

Tác giả:

Cập nhật lần cuối lúc 14:39, 28/08/2022. Phản hồi về nội dung, liên hệ với chúng tôi tại đây

  • Liệu pháp nhắm đích sử dụng các thuốc được thiết kế để nhắm vào các protein hoặc gen cụ thể có vai trò giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển
  • Liệu pháp nhắm đích có thể được sử dụng riêng lẽ, hoặc được kết hợp điều trị cùng những liệu pháp khác để tăng hiệu quả và ngăn ngừa kháng thuốc
  • Đa phần các liệu pháp nhắm đích là các thuốc được thiết kế ở dạng phân tử nhỏ (small-molecule drugs) hoặc kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies)
  • Một số loại thuốc nhắm đích bao gồm : Thuốc ức chế tạo mạch (bevacizumab), Kháng thể đơn dòng (alemtuzumab, trastuzumab, cetuximab), Chất ức chế Proteasome (bortezomib), Chất ức chế dẫn truyền tín hiệu (imatinib) 
  • Liệu pháp nhắm đích có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như : thay đổi chức năng đông máu và lành vết thương, cao huyết áp, mệt mỏi, loét miệng

Liệu Pháp Nhắm Đích (Targeted therapies) là gì ?

Liệu Pháp nhắm đích là một trong số các liệu pháp điều trị ung thư. Liệu pháp này sử dụng các thuốc được thiết kế để nhắm vào các protein hoặc gen cụ thể có vai trò giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Liệu pháp này nhắm đến các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh khác. Đây cũng là nền tảng của y học chính xác (precision medicine). Trong tương lai, khi có thêm những khám phá thêm về các thay đổi trong DNA và protein liên quan đến ung thư thì chúng ta sẽ có khả năng phát triển thêm các phương pháp điều trị nhắm vào các tác nhân dẫn đến ung thư một cách chính xác hơn. Liệu pháp nhắm đích có thể được sử dụng riêng lẽ, hoặc được kết hợp điều trị cùng những liệu pháp khác để tăng hiệu quả và ngăn ngừa kháng thuốc.

Vậy, hiện nay chúng ta có những loại liệu pháp nhắm trúng đích nào?

Có nhiều loại thuốc nhắm mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, đa phần chúng là các thuốc được thiết kế ở dạng phân tử nhỏ (small-molecule drugs) khi ở dạng này, thuốc có kích thước phân tử đủ nhỏ để xâm nhập vào tế bào và có thể tác động được các mục tiêu nằm bên trong tế bào. Hoặc được phát triển ở dạng kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) bản chất là các loại protein đặc biệt được thiết kế để gắn vào mục tiêu (tác nhân có vai trò trong quá trình phát triển ung thư). Trong một số trường hợp các loại kháng thể đơn dòng được phát triển để gắn lên mục tiêu với tác dụng là tín hiệu thu hút hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra tế bào ung thư và tiêu diệt chúng tốt hơn. Các loại thuốc trên có thể nhóm lại với nhau tùy thuộc vào cách chúng hoạt động. Các nhóm này bao gồm: 

  • Thuốc ức chế tạo mạch: Những thuốc này giúp ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới để nuôi dưỡng các tế bào ung thư. Ví dụ như: bevacizumab
  • Kháng thể đơn dòng: các kháng thể đơn dòng sẽ nhắm vào một mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư và sau đó tấn công nó. Ví dụ: alemtuzumab (một số bệnh bạch cầu mãn tính), trastuzumab (một số bệnh ung thư vú), cetuximab (một số bệnh ung thư đại trực tràng, phổi, đầu và cổ). Chúng ta cũng cần lưu ý rằng: Một số kháng thể đơn dòng được gọi là liệu pháp nhắm đích vì chúng có mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư mà chúng muốn tìm, gắn vào và tấn công. Nhưng các kháng thể đơn dòng khác hoạt động giống như liệu pháp miễn dịch vì chúng làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng tốt hơn để cho phép cơ thể tìm và tấn công các tế bào ung thư hiệu quả hơn.
  • Chất ức chế Proteasome: Proteasomes là phức hợp protein có trong trong nhân và tế bào chất Chúng có vai trò tiêu hủy các protein không cần thiết hoặc bị hư hỏng bởi sự phân giải protein, do đó các tế bào ung thư sẽ chết. Ví dụ: bortezomib (đa u tủy)
  • Chất ức chế dẫn truyền tín hiệu: Những chất này phá vỡ tín hiệu tế bào để chúng thay đổi hoạt động của tế bào ung thư. Ví dụ: imatinib (một số bệnh bạch cầu mãn tính)

Cách thức hoạt động của liệu pháp nhắm mục tiêu đối với ung thư 

Các liệu pháp nhắm đích được thiết kế để tìm và tấn công các chất/ cấu trúc nhất định có trong các tế bào ung thư, hoặc ngăn chặn các thông tin gửi đến các tế bào ung thư yêu cầu chúng phân chia và tăng sinh. 

Những cấu trúc “mục tiêu” của liệu pháp nhắm đích bao gồm:

  • Một số loại protein bất thường trên bề mặt của tế bào ung thư
  • Một số loại protein không có trên tế bào bình thường
  • Một số loại protein bị thay đổi của tế bào ung thư
  • Những thay đổi trong gene mà không có trong tế bào khoẻ mạnh
Xem thêm:  Chúng Ta Hiểu Gì Về Ung Thư ?

Ngoài các mục tiêu cụ thể trên, liệu pháp nhắm còn có thể tác động đến một trong các quá trình sau:

  • Chặn hoặc tắt các tín hiệu hóa học thông báo cho tế bào ung thư phát triển và phân chia
  • Thay đổi một số loại protein của tế bào ung thư để phát tín hiệu chết tế bào 
  • Ngăn chặn các tín hiệu sinh trưởng mạch máu để cắt chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào ung thư
  • Kích hoạt hệ miễn dịch để phá huỷ các tế bào ung thư
  • Vận chuyển các chất độc tế bào vào trong tế bào ung thư để tiêu diệt chúng (nhưng không phải là các tế bào bình thường).

Mặc dù, có những cải tiến khi thiết kế cấu trúc thuốc để nhắm vào các mục tiêu là các yếu tố phát triển, hình hành ung thư. Tuy nhiên, các liệu pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế và có thể có một số tác dụng phụ

  • Một số khó khăn tới từ việc thiết kế thuốc do các thuốc mới được thiết kế phải có tính phù hợp với cấu trúc của mục tiêu hoặc chức năng của mục tiêu đó mà không ảnh hưởng tới các tế bào, protein vô hại khác.  
  • Các tế bào ung thư có thể trở nên kháng thuốc khi các mục tiêu trên tế bào thay đổi hoặc các tế bào tìm cách phát triển không dựa vào mục tiêuđó nửa. Vì vậy, liệu pháp nhắm đích hoạt động tốt nhất khi được phối hợp nhiều loại thuốc nhắm đích khác hoặc với hoá trị, xạ trị. 
  • Mặc dù các nhà khoa học đã từng nghĩ liệu pháp đích sẽ ít độc hơn hoá trị, nhưng họ dần nhận ra là liệu pháp này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại thuốc nhắm đích và phản ứng của mỗi bệnh nhân, các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm các vấn đề tiêu chảy và gan. Các tác dụng phụ khác bao gồm:
    • Thay đổi chức năng đông máu và lành vết thương
    • Cao huyết áp
    • Mệt mỏi
    • Loét miệng
    • Thay đổi trong sừng móng tay
    • Mất màu tóc
    • Vấn đề về da, bao gồm phát ban hoặc da khô
    • Một tác dụng phụ hiếm gặp là xuất hiện lỗ thủng có thể tạo thành ở thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hoặc túi mật. Các tác dụng phụ này có thể được kiểm soát bằng  thuốc
    • Đa số các tác dụng phụ của liệu pháp đích sẽ trở lại bình thường khi quá trình điều trị kết thúc.
Chia sẻ bài viết này