Avatar photo

CN. Phạm Thị Quỳnh Hương

Mình tốt nghiệp tại trường đại học Purdue University, tốt nghiệp ngành khoa học sức khoẻ, và tâm lý học (ngành phụ). Mình có kinh nghiệm làm nghiên cứu trong ung thư học, giảng dạy trong các lớp như vi sinh học, giải phẫu học, và sinh lý học. Mình rất yêu thích được chia sẻ kiến thức mới với cộng đồng người dân và y tế để giúp họ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mong muốn của mình là trở thành một bác sĩ trong tương lai.

Liệu Pháp Nhắm Đích Trong Điều Trị Ung Thư

Từ những hiểu biết về sinh học ung thư, chúng ta đã phát triển nhiều phương pháp điều trị để chống lại căn bệnh này như: hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Trong số đó, liệu pháp nhắm đích đang được chú trọng nghiên cứu phát triển trong thời gian gần đây. Mặc dù, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể sẵn sàng tiếp nhận các liệu pháp này, đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng với nhiều liệu pháp mới ra đời nhằm làm giảm kháng thuốc từ các liệu pháp cũ.

Cách tiếp cận cộng đồng có e ngại về tiêm vaccine

Khi Covid-19 mới bắt đầu vào những tháng đầu năm 2020, các nhà nghiên cứu chạy đua để tìm ra cách điều trị triệu chứng cũng như phòng ngừa sự lây nhiễm của virus. Sau bao tháng trằn trọc, vaccine Covid-19 được phát triển và bắt đầu sử dụng vào cuối năm 2020. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy vaccine Covid-19 giúp làm chậm sự lây nhiễm của virus trong cộng đồng, giảm nguy cơ chuyển bệnh nặng và tử vong, góp phần giúp chúng ta trở về bình thường mới.

Kết quả cuộc chiến giữa Vaccine Covid-19 và biến chủng Omicron

Với sự phát hiện về Omicron , đã có nhiều điều được ghi nhận từ biến thể này, nhưng cũng có rất nhiều thông tin chúng ta vẫn cần thời gian để nghiên cứu thêm. Liệu công sức tạo ra vaccine chống lại các chủng Covid-19 từ trước đến nay có uổng phí? Và mũi tiêm tăng cường của vaccine Covid-19 có mang lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện đối với Omicron hay không?

Liệu Wegovy có thể “thay đổi cuộc chơi” trong việc kiểm soát cân nặng ở người thừa cân hoặc béo phì?

Vào ngày 4/6/2021, FDA đã chính thức phê duyệt Wegovy (semaglutide) dạng chích 2.4 mg tuần 1 lần để kiểm soát cân nặng mãn tính ở người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì (BMI 27kg/m2) có ít nhất 1 bệnh lý liên quan (cao huyết áp, ĐTĐ týp 2, hoặc cholesterol cao) hoặc bênh nhân có BMI trên 30kg/m2; Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh ĐTĐ týp 2 đã được công nhận - nếu không có sự can thiệp, béo phì có thể dẫn đến bệnh ĐTĐ týp 2. Việc Wegovy được chấp thuận để sử dụng trong kiểm soát cân nặng sẽ “thay đổi cuộc chơi" trong việc giảm trọng lượng cơ thể và giảm khả năng phát triển ĐTĐ týp 2.

Lợi ích của sử dụng muối thay thế trên bệnh nhân có tiền sử đột quỵ và cao huyết áp

Trung bình một người trưởng thành tại Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối NaCl/ngày (thống kê năm 2015), trong khi WHO khuyến cáo 5 gam/ngày. Chế độ ăn natri cao và kali thấp có thể liên quan đến tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch.

[ESC2021] Nghiên cứu MASTER DAPT và kết quả giảm nguy cơ xuất huyết trong bệnh nhân phẫu thuật sau PCI

MASTER DAPT là nghiên cứu ngẫu nhiên, nhãn mở, đa trung tâm nhằm đánh giá khả năng bảo toàn lợi ích liên quan đến các biến cố tim mạch, đồng thời giảm thiểu kết quả xuất huyết khi rút ngắn liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT) xuống 1 tháng so với thời gian điều trị dài hơn (6 tháng) trên nhóm bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao.

COVID-19 ở trẻ em: số liệu hiện nay và hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID

Trẻ em trước đây được cho là hiếm khi phát triển thành bệnh nặng nếu mắc Covid-19 và có thể trở thành người mang bệnh thầm lặng (silent carriers) do không hoặc ít triệu chứng. Tuy nhiên, trước biến thể mới Delta, tỷ lệ trẻ em mắc Covid ngày càng tăng nhanh và một số trẻ có diễn biến nặng, đặc biệt là trẻ có bệnh nền hoặc trẻ nhỏ.