Avatar photo

Lư Triều Vỹ

Mình là Vỹ - Dược sĩ hành nghề, cựu sinh viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Dược Lý- Dược Lâm Sàng. Hiện tại, Vỹ đang làm việc trong môi trường Công ty Dược Đa quốc gia và cũng có cơ hội tiếp xúc với NVYT nhiệt huyết , hết lòng vì bệnh nhân, những điều này đã tiếp lửa đam mê cho mình trong lĩnh vực Y tế, đặc biệt về Dược điều trị và nghiên cứu nguyên lý - cơ chế thuốc cũng như thông tin thuốc đến Bệnh nhân. Với kim chỉ nam khi hành nghề là "đặt bệnh nhân làm trung tâm", mình hi vọng được đóng góp, chia sẻ kiến thức và thông tin Y Dược đến với cộng đồng.

Chúng Ta Hiểu Gì Về Ung Thư ?

Hiện nay, ung thư là bệnh lý thường gặp. Ước tính rằng cứ 5 người sẽ có một người mắc ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới cao hơn (⅛) so với nữ giới là 1/11. Đây là căn bệnh đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Theo ước tính từ WHO ung thư chiếm ⅙ trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2018 (ước tính khoảng 9.6 triệu ca tử vong). Ở nam giới, các loại ung thư phổ biến có thể kể đến như: ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, gan… Trong khi đó ung thư vú, cổ tử cung và tuyến giáp lại phổ biến hơn ở nữ giới.

Lợi ích của sử dụng muối thay thế trên bệnh nhân có tiền sử đột quỵ và cao huyết áp

Trung bình một người trưởng thành tại Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối NaCl/ngày (thống kê năm 2015), trong khi WHO khuyến cáo 5 gam/ngày. Chế độ ăn natri cao và kali thấp có thể liên quan đến tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch.

Phụ nữ mang thai và vaccine COVID-19: nên tiêm ngay hay trì hoãn?

Hiện chưa có nhiều dữ liệu về vaccine Covid-19 trên phụ nữ mang thai, khiến không ít người lúng túng. Cụ thể là khi đang mang thai hoặc có ý định mang thai có thể tiêm vaccine covid-19 được hay không? Hay cần trì hoãn việc này cho đến hết thai kỳ? Những thông tin dưới đây, bao gồm hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế và thông tin cho người dân, có thể giúp cho việc ra quyết định.

Kết hợp vaccine Covid khác nhau: dữ liệu và khuyến nghị hiện nay

Việt Nam đã phê duyệt khuẩn cấp 6 loại vaccine phục vụ cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung vaccine, vấn đề được đặt ra là có thể dùng một loại vaccine khác cho liều thứ 2 đối với vaccine 2 liều hay không?