Avatar photo

DS. Nguyễn Công Thành

Lĩnh vực nghiên cứu: thiết kế thuốc mới bằng các phương pháp mô phỏng. Chuyên nghành yêu thích: Nghiên cứu phát triển thuốc, Dược lâm sàng, Thông tin thuốc

Liệu Pháp Nhắm Đích Trong Điều Trị Ung Thư

Từ những hiểu biết về sinh học ung thư, chúng ta đã phát triển nhiều phương pháp điều trị để chống lại căn bệnh này như: hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Trong số đó, liệu pháp nhắm đích đang được chú trọng nghiên cứu phát triển trong thời gian gần đây. Mặc dù, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể sẵn sàng tiếp nhận các liệu pháp này, đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh chóng với nhiều liệu pháp mới ra đời nhằm làm giảm kháng thuốc từ các liệu pháp cũ.

Chúng Ta Hiểu Gì Về Ung Thư ?

Hiện nay, ung thư là bệnh lý thường gặp. Ước tính rằng cứ 5 người sẽ có một người mắc ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới cao hơn (⅛) so với nữ giới là 1/11. Đây là căn bệnh đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Theo ước tính từ WHO ung thư chiếm ⅙ trong tổng số ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2018 (ước tính khoảng 9.6 triệu ca tử vong). Ở nam giới, các loại ung thư phổ biến có thể kể đến như: ung thư tuyến tiền liệt, phổi, dạ dày, gan… Trong khi đó ung thư vú, cổ tử cung và tuyến giáp lại phổ biến hơn ở nữ giới.

Tình trạng hậu COVID19 (phần 2)

Tình trạng hậu covid-19 có thể dẫn đến các trở ngại về sức khỏe và đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số vấn đề có thể gặp phải khi mắc hậu Covid-19 có thể kể đến như: Mệt mỏi, khó thở, tức ngực, đau đầu, trầm cảm, mất mùi, các vấn đề về tim mạch…

AHA – Những nghiên cứu nổi bật về bệnh tim và đột quỵ

Trong năm qua, tiêu điểm y tế luôn xoay quanh vấn đề về Covid-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan trọng về tim mạch vẫn được tiến hành. Các nghiên cứu đã chỉ ra những cách tốt hơn để chăm sóc đột quỵ, suy tim và tăng huyết áp. AHA đã biên soạn một bản tóm tắt hàng năm về các nghiên cứu khoa học đáng chú ý.

Tình trạng hậu COVID19 (Phần 1)

COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới về mọi mặt. Trên người nhiễm bệnh, SARS-COV-2 có thể gây hại cho phổi, tim và não, dẫn tới tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài và thậm chí dẫn đến tử vong. Mặc dù hầu hết những bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đều sẽ hồi phục trong vòng vài tuần, không ít bằng chứng hiện tại cho thấy có khoảng 10-35% bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, đặc biệt đối với bệnh nhân nhập viện, tỷ lệ này có thể lên tới 85%

Cập nhật mới của CDC Hoa Kỳ về việc thay đổi thời gian cách ly với người dương tính COVID19

Dựa vào những gì chúng ta đã biết về Covid-19 và biến thể Omicron cho đến nay, CDC Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra các khuyến nghị mới về việc giảm thời gian cách ly từ 10 ngày đối với người nhiễm Covid-19 xuống còn 5 ngày trong trường hợp không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng cải thiện (không sốt trong 24 giờ).

Tác động của trà và cà phê đối với nguy cơ đột quỵ – sa sút trí tuệ

Cà phê và trà là một trong những thức uống được sử dụng phổ biến. Đối với nhiều người, buổi sáng đi làm khó có thể thiếu một tách cà phê hay vào mỗi buổi trà chiều cũng khó thiếu vắng một tách trà. Cả hai loại thức uống này đều có chứa thành phần là caffein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương giúp người sử dụng tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng hai loại thức uống này một cách thường xuyên có dẫn tới nguy hại cho sức khoẻ ? 

Sử dụng thuốc chống đông trong rối loạn đông máu liên quan đến Covid-19

Virus SARS-CoV-2 được biết đến là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng với mức độ nghiêm trọng khác nhau từ các triệu chứng nhẹ giống cảm cúm thông thường cho đến tử vong. Đặc biệt tình trạng bệnh sẽ nặng hơn ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc các bệnh nền. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây đã cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của những người trẻ và khỏe mạnh đối với virus ngày càng tăng.