COVID

Telehealth: xác định lợi – hại không quan trọng bằng việc có quyết tâm triển khai hay không?

Đại dịch COVID-19 đã và đang đặt ra nhiều bài toán lớn cho thế giới, đặc biệt là ngành y tế. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về số lượng y bác sĩ, dược sĩ trong xã hội cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phân bố nguồn lực y tế không đồng đều ở các vùng miền và khu vực khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của ngành y tế, số bệnh viện phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân.

Tình trạng hậu COVID19 (phần 2)

Tình trạng hậu covid-19 có thể dẫn đến các trở ngại về sức khỏe và đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số vấn đề có thể gặp phải khi mắc hậu Covid-19 có thể kể đến như: Mệt mỏi, khó thở, tức ngực, đau đầu, trầm cảm, mất mùi, các vấn đề về tim mạch…

AHA – Những nghiên cứu nổi bật về bệnh tim và đột quỵ

Trong năm qua, tiêu điểm y tế luôn xoay quanh vấn đề về Covid-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan trọng về tim mạch vẫn được tiến hành. Các nghiên cứu đã chỉ ra những cách tốt hơn để chăm sóc đột quỵ, suy tim và tăng huyết áp. AHA đã biên soạn một bản tóm tắt hàng năm về các nghiên cứu khoa học đáng chú ý.

Paxlovid: Viên thuốc uống điều trị Covid-19 được nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam.

“Giảm số ca chuyển nặng phải nhập viện, từ đó giảm số ca tử vong vì Covid-19” - đây vẫn luôn là chủ trương đúng đắn mà ngành y tế Việt Nam đề ra và theo đuổi với các chiến lược cũng như biện pháp phù hợp nhằm tạo ra cấu trúc can thiệp xuyên suốt ngay từ cộng đồng đến cơ sở y tế. Trong chuỗi mắt xích kiểm soát và điều trị đó, chắc chắn thuốc điều trị bệnh nhân ngoại trú, nhưng có nguy cơ tiến triển nặng dẫn đến nhập viện, là một phần không thể thiếu để dần thích ứng và khống chế dịch bệnh, đặc biệt trong thời kỳ “bình thường mới”.

Tình trạng hậu COVID19 (Phần 1)

COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới về mọi mặt. Trên người nhiễm bệnh, SARS-COV-2 có thể gây hại cho phổi, tim và não, dẫn tới tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài và thậm chí dẫn đến tử vong. Mặc dù hầu hết những bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đều sẽ hồi phục trong vòng vài tuần, không ít bằng chứng hiện tại cho thấy có khoảng 10-35% bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, đặc biệt đối với bệnh nhân nhập viện, tỷ lệ này có thể lên tới 85%

Cách tiếp cận cộng đồng có e ngại về tiêm vaccine

Khi Covid-19 mới bắt đầu vào những tháng đầu năm 2020, các nhà nghiên cứu chạy đua để tìm ra cách điều trị triệu chứng cũng như phòng ngừa sự lây nhiễm của virus. Sau bao tháng trằn trọc, vaccine Covid-19 được phát triển và bắt đầu sử dụng vào cuối năm 2020. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy vaccine Covid-19 giúp làm chậm sự lây nhiễm của virus trong cộng đồng, giảm nguy cơ chuyển bệnh nặng và tử vong, góp phần giúp chúng ta trở về bình thường mới.

Cập nhật mới của CDC Hoa Kỳ về việc thay đổi thời gian cách ly với người dương tính COVID19

Dựa vào những gì chúng ta đã biết về Covid-19 và biến thể Omicron cho đến nay, CDC Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra các khuyến nghị mới về việc giảm thời gian cách ly từ 10 ngày đối với người nhiễm Covid-19 xuống còn 5 ngày trong trường hợp không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng cải thiện (không sốt trong 24 giờ).

Kết quả cuộc chiến giữa Vaccine Covid-19 và biến chủng Omicron

Với sự phát hiện về Omicron , đã có nhiều điều được ghi nhận từ biến thể này, nhưng cũng có rất nhiều thông tin chúng ta vẫn cần thời gian để nghiên cứu thêm. Liệu công sức tạo ra vaccine chống lại các chủng Covid-19 từ trước đến nay có uổng phí? Và mũi tiêm tăng cường của vaccine Covid-19 có mang lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện đối với Omicron hay không?