Tác giả: Minh Châu, Nguyễn Trần Thúy Hằng, Huỳnh Trần Phương UyênvàDS. Nguyễn Công Thành
Cập nhật lần cuối lúc 12:56, 08/01/2022. Phản hồi về nội dung, liên hệ với chúng tôi tại đây
Hiện nay, có rất nhiều loại vaccine đã được cấp phép khẩn cấp tới từ nhiều quốc gia để kịp thời ứng phó với dịch bệnh. Dù vậy, hiệu quả và tính an toàn của vaccine cho đến thời điểm hiện tại vẫn là mối quan tâm của nhiều người. Điều này càng cần được quan tâm hơn khi ngày càng nhiều biến chủng mới đáng lo ngại xuất hiện như Delta, omicron…
Tất cả các vaccine COVID-19 được WHO phê duyệt khẩn cấp đều phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của chúng. Để được chấp thuận, vaccine bắt buộc phải có hiệu lực trên 50%. Bên cạnh đó, sau khi được phê duyệt, các loại vaccine covid-19 vẫn phải tiếp tục được theo dõi để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả một cách liên tục
Một tài liệu tới từ Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (Institute for Health Metrics and Evaluation- IHME) đã tổng hợp dữ liệu về hiệu quả của các loại vaccine được phê duyệt đối với một số loại biến thể. Kết quả từ tài liệu này đã đánh giá hiệu quả của liều đầu so với phác đồ hoàn chỉnh (ngoại trừ J&J) đồng thời đánh giá hiệu quả của vaccine đối với các biến thể của SARS-COV-2 như : D614G, B.1.351 (Beta), P.1 (Gamma), B.1.617.2 (Delta)
Bảng tóm tắt về hiệu quả của vaccine đối với các loại biến thể
Các kết quả tới từ tài liệu này cho thấy, hiệu quả ngăn ngừa bệnh có triệu chứng của các vaccine cao hơn so với hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm. Với các biến thể beta, gamma, delta hiệu quả của vaccine thấp hơn so với chủng gốc ban đầu. Tuy nhiên, các vaccine Pfizer/BioNtech, Moderna hay các vaccine mRNA khác, đều có hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh có triệu chứng và hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm cao đối với các biến thể đáng quan tâm.
Ở một báo cáo khác của Ủy ban cố vấn quốc gia về tiêm chủng Canada-NACI vào ngày 29 tháng 10 cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19 cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Sự bảo vệ của vaccine có thể thấp hơn đối với những đối tượng sống tại viện dưỡng lão, người lớn tuổi đặc biệt là người trên 80 tuổi.
Một số điểm đáng chú ý từ báo cáo này:
- Các bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng giảm theo thời gian kể từ khi hoàn thành đợt tiêm vaccine chính tăng lên
- Khoảng thời gian ngắn hơn giữa các liều trong một đợt chính có thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch thấp hơn và giảm khả năng bảo vệ nhanh hơn.
- Những người đã hoàn thành phác đồ vaccine loại vector virus (AstraZeneca Vaxzevria / COVISHIELD, Janssen) có hiệu quả ban đầu thấp hơn một chút và có thể dễ bị nhiễm trùng sớm hơn so với những người hoàn thành phác đồ tiêm chủng trong đó có ít nhất một liều vắc xin mRNA.
- Các nghiên cứu cho thấy rằng một liều tăng cường của vaccine mRNA tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, thường cao hơn phản ứng miễn dịch sau đợt tiêm chính đồng thời có tính an toàn và bảo vệ tốt trong chống lại nhiễm trùng
Xem thêm chi tiết bản cáo của NACI
Vaccine vẫn rất quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng tiến triển bệnh nặng và tử vong, bao gồm cả việc phòng ngừa các biến thể đáng quan tâm. Dù vậy, virus vẫn luôn biến đổi và các biến thể cần quan tâm khác vẫn có thể xuất hiện. Vì vậy, các dữ liệu về hiệu quả của vaccine vẫn rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng bảo vệ của chúng trước các làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Hiện nay, biến thể omicron đang được chú ý, vậy hiệu quả của các vaccine đối với loại biến thể này thế nào ? xem thêm tại: