Tác giả: Nguyễn Trần Lệ Vy, CN. Phạm Thị Quỳnh Hương, BSc. Tuyen Nguyen, DS. Nguyễn Công Thành, Đặng Hữu ĐứcvàDS. Phạm Phương Hạnh
Cập nhật lần cuối lúc 07:34, 26/08/2021. Phản hồi về nội dung, liên hệ với chúng tôi tại đây
Nhấp vào các câu hỏi để xem hướng dẫn chi tiết và tài liệu tham khảo. Xem phần 2
Trước khi đi tiêm chủng:
- Mặc quần áo thoải mái cơ thể, không ôm, không bó sát, tay áo ngắn dễ vén cao, có thể mang túi nhỏ đựng một số vật dụng.
- Giấy hẹn tiêm chủng (hay điện thoại có tin nhắn mời tiêm chủng).
- Sổ khám bệnh/ Đơn thuốc/ Một số giấy tờ liên quan lịch sử bệnh, dị ứng, điều trị, tiêm vaccine khác.
- Thẻ BHYT/ Căn cước/ Chứng minh thư.
- Chai nước uống nhỏ, chai nhỏ sát khuẩn, khẩu trang dự phòng.
- Ăn vừa đủ no, không uống một số thức uống hơi kích thích (rượu, bia, trà…).
Khi đến điểm tiêm và khám sàng lọc:
- Tùy vào thể trạng, cơ địa, tình trạng tâm lý mà chỉ số sức khỏe khi đo ngay tại điểm tiêm có thể dao động. Khi đó, các nhân viên sẽ mời mọi người ngồi nghỉ ngơi trong 15-30 phút. Sau khoảng thời gian đó, nhân viên y tế sẽ đo và khám lại cho bạn.
- Nếu chỉ số đo vẫn không ổn định, vì ưu tiên sự an toàn và sức khỏe cho mỗi cá nhân, nhân viên y tế sẽ có thể hẹn lại bạn lên các điểm tiêm phòng có sự chuẩn bị, phòng ngừa tốt nhất.
- Mọi người dân đều sẽ đến lượt tiêm chủng, xin không cần lo lắng.
* Bạn có thể xem thêm một số hướng dẫn trước và sau tiêm chủng trên trang hcdc.vn trong phần tài liệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo:
- Không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine Covid-19. Vì chúng ta không biết các thuốc giảm đau này có ảnh hưởng gì đến hoạt động của vaccine hay không.
- Theo CDC Hoa Kỳ: Những tác dụng phụ hay gặp nhất: Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt. Những triệu chứng trên có thể gặp hoặc không. Vì vậy những thuốc đó chỉ nên được sử dụng khi bệnh nhân gặp những triệu chứng trên sau khi tiêm vaccine.
Tài liệu tham khảo
- Aspirin không có vai trò nào trong việc phòng ngừa VITT. Điều này dựa trên việc thiếu dữ liệu cho thấy aspirin ngăn ngừa bất kỳ hội chứng nào liên quan đến giảm tiểu cầu (HIT) do heparin gây ra, bằng chứng in vitro cho thấy aspirin không ngăn chặn sự hoạt hóa tiểu cầu bởi kháng thể PF4. Ngoài ra aspirin còn có nguy cơ gây xuất huyết.
- Một rủi ro khác có thể xảy ra với aspirin là có thể làm giảm phản ứng miễn dịch đối với việc tiêm chủng, mặc dù đây là một rủi ro thuần túy về mặt lý thuyết (không được ghi nhận). Kèm theo đó aspirin có hiệu lực giảm đau, chống viêm yếu.
Vậy kết luận rằng, những người đang dùng aspirin vì một lý do khác có thể tiếp tục dùng. Không nên dùng aspirin trước hoặc sau khi tiêm chủng như một chiến lược để giảm nguy cơ VITT.
Tài liệu tham khảo:
- “COVID arm” là một tác dụng ngoại ý không phổ biến có thể xuất hiện dưới dạng phát ban, ban đỏ, ngứa đau hoặc sưng ở nơi tiêm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện vài ngày và kéo dài hơn một tuần sau liều đầu tiên của vaccine COVID-19. CDC khuyến cáo nếu bạn bị “COVID arm” sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn vẫn nên tiêm mũi thứ hai vào khoảng thời gian khuyến cáo nếu vaccine bạn nhận cần tiêm mũi thứ hai. Nói với nhân viên y tế rằng bạn đã bị phát ban hoặc “COVID arm” sau mũi tiêm đầu tiên, nhân viên y tế có thể tiêm mũi thứ hai cho bạn ở cánh tay đối diện.
- Nếu bị mẩn ngứa, ban đỏ có thể dùng thuốc kháng histamin. Nếu đau có thể dùng các thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc các thuốc nhóm NSAIDs.
Tài liệu tham khảo:
Các triệu chứng này xảy ra phần lớn ở thanh thiếu niên nam từ 16 tuổi trở lên. Và nguy cơ xảy ra ở liều thứ hai cao hơn liều đầu tiên của mARN vaccine.
Các triệu chứng thông thường sẽ xuất hiện vài ngày sau khi tiêm vaccine. Hãy chú ý đến các triệu chứng sau đây:
- Đau ngực/ chèn ép/ khó chịu.
- Khó thở / hụt hơi / đau khi thở.
- Đánh trống ngực.
Ngoài ra có thể kết hợp ít nhất 1 trong các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn:
- Mức troponin lớn hơn giới hạn trên của ngưỡng bình thường
- Kết quả điện tâm đồ bất thường hoặc dấu hiệu nhịp tim bất thường chỉ điểm có viêm cơ tim
- Bất thường chức năng tim hoặc bất thường vận động vùng trên hình ảnh siêu âm tim hoặc CMR
Nếu bạn có các triệu chứng trên sau khi tiêm chủng trong vòng 1 tuần hãy báo ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được nhiều người biết đến và vaccine COVID-19 không được cho là có nguy cơ gây hại khi tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.
- Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên ủy ban về tiêm chủng Anh (JCVI), PNCCB có thể được tiêm bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào phù hợp.
- PNCCB hoặc dự định cho con bú đều có thể được tiêm vaccine COVID-19. Không nên ngừng cho con bú để được tiêm vaccine COVID-19. Bạn có thể tiếp tục cho con bú như bình thường sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Tài liệu tham khảo:
Theo CDC những người đang nhiễm Covid-19 không nên tiêm vaccine. Các vaccine Covid-19 cũng không được khuyến cáo trong việc ngăn ngừa lây nhiễm hay phòng ngừa bệnh sau phơi nhiễm (post-exposure prophylaxis) covid-19. Thời gian ủ bệnh của covid-19 là 4-5 ngày, cho nên vaccine sẽ không có hiệu quả trong ngăn ngừa sau phơi nhiễm.
Tài liệu tham khảo:
- Những người cảm thấy không khỏe và có các triệu chứng Covid-19 không nên dùng vaccine Covid-19 cho đến khi khỏi bệnh. Thông thường, bạn có thể tiêm vaccine sau 28 ngày kể từ ngày có kết quả dương tính với Covid-19 hoặc 28 ngày kể thì khi bắt đầu có triệu chứng.
- Nhưng BYT Việt Nam hiện nay quy định, những người có tiền sử mắc Covid-19 thì trì hoãn việc tiêm chủng trong vòng 6 tháng.
- Hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin về độ an toàn và hiệu quả của vaccine Covid-19 trên những người sử dụng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương người đã khỏi bệnh trong điều trị Covid-19. Bệnh nhân nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày sau khi nhận được kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh. Đây là một biện pháp phòng ngừa cho đến khi có thông tin bổ sung, để tránh sự can thiệp tiềm ẩn của liệu pháp kháng thể với các đáp ứng miễn dịch do vaccine gây ra.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.cdc.gov/vaccines/covid-19/clinical-considerations/covid-19-vaccines-us.html.
- https://www.ouh.nhs.uk/working-for-us/staff/covid-staff-faqs-vaccine.aspx.
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/quyet-dinh-3802-qd-byt-2021-huong-dan-tam-thoi-kham-sang-loc-truoc-tiem-vac-xin-covid19-484168.aspx?v=d.