[ESC2021] Cập nhật quan trọng về suy tim tại Hội nghị tim mạch châu Âu 2021

Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng việc quản lý suy tim theo hướng dẫn huyết động học bằng cách cấy máy theo dõi áp lực động mạch phổi có thể làm giảm số lần nhập viện do suy tim trên đối tượng bệnh nhân suy tim mãn tính độ III (NYHA) và đã nhập viên trong năm vừa rồi bất kể phân suất tống máu. Tuy nhiên, lợi ích này có được mở rộng cho các đối tượng suy tim độ II hay nặng hơn là độ IV và những bệnh nhân peptid natri lợi niệu cao nhưng không cần nhập viên gần đây?

Tác giả:

Cập nhật lần cuối lúc 17:20, 29/08/2021. Phản hồi về nội dung, liên hệ với chúng tôi tại đây

GUIDE-HF: Nghiên cứu mù đơn, ngẫu nhiên, đa trung tâm được thiết kế nhằm đánh giá quản lý suy tim bằng hướng dẫn huyết động học với thiết bị CardioMEMs có làm giảm biến cố suy tim và tử vong mở rộng trên các đối tượng bệnh nhân: Suy tim độ II-IV (NYHA) và nhập viên do suy tim gần đây hoặc peptid natri lợi niệu cao (elevated natriuretic peptide). 

Trong nghiên cứu này, 1000 bệnh nhân đã được cấy ghép thành công thiết bị cảm biến áp suất và phân ngẫu nhiên (1:1) vào nhóm điều trị (quản lý suy tim theo hướng dẫn huyết động học) hoặc nhóm chứng (chăm sóc thông thường). Thời gian theo dõi trung bình trong 11.7 tháng.

Xem cập nhật của ESC trên Twitter

Kết quả cho thấy,  tổng thể kết cục chính của nghiên cứu ghi nhận 253 biến cố ở nhóm điều trị thấp hơn nhóm chứng là 287 (HR:0.88, 95% Cl: 0.74-1.05, p=0.16). Tuy nhiên, trong phân tích trước Covid-19 ở nhóm điều trị cho thấy giảm có ý nghĩa 19% các biến cố trong kết cục chính (HR 0.81, 95% CI 0.66–1.00; p=0.0489). Mặt khác,  ở nhóm điều trị cho thấy giảm 17% tỷ lệ nhập viện do suy tim (p=0.064) nhưng trước covid con số này  là 28% (p=0.0072). 

Quản lý suy tim với hướng dẫn theo huyết động học không giảm có ý nghĩa thống kê tỷ lệ tử vong hay tổng biến cố suy tim. Tuy nhiên, trước tác động của Covid-19, can thiệp này cho thấy giảm tỷ lệ nhập viện do suy tim

Chia sẻ bài viết này