TOGETHER TRIAL: Hiệu quả của việc điều trị sớm bằng fluvoxamine trên nguy cơ cấp cứu và nhập viện do COVID-19

Với nền tảng thử nghiệm lâm sàng Together Trial cho những bệnh nhân có triệu chứng cấp tính với COVID-19, hiệu quả của fluvoxamine được đánh giá so với giả dược trong việc ngăn ngừa nhu cầu theo dõi kéo dài (> 6 giờ) trong phòng cấp cứu hoặc nhập viện do COVID-19.

Tác giả:

Cập nhật lần cuối lúc 14:22, 28/08/2021. Phản hồi về nội dung, liên hệ với chúng tôi tại đây

Phương pháp thử nghiệm ngẫu nhiên, thích ứng, có đối chứng với giả dược được tiến hành trên những người trưởng thành từ 18 – 102 tuổi (trung bình 50 tuổi, 57% là nữ) ở Brazil có triệu chứng, đã xác nhận dương tính với SARS-CoV-2, bao gồm những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tiến triển thành bệnh nặng. 

Tổng số 3238 bệnh nhân đã được phân bổ cho fluvoxamine (n = 739), giả dược (n = 733) và các phương pháp điều trị khác (n = 1766). Nhóm dùng fluvoxamine với liều 100 mg x 2 lần / ngày trong 10 ngày. Kết cục chính là tổng hợp của theo dõi tại phòng cấp cứu trong hơn 6 giờ hoặc nhập viện do COVID-19, trong vòng 28 ngày.

Kết quả ban đầu cho thấy bệnh nhân cần theo dõi trong phòng cấp cứu trong > 6 giờ hoặc nhập viện do COVID-19 thấp hơn ở nhóm fluvoxamine so với giả dược (77/739 so với 108/733; Nguy cơ tương đối [RR]: 0,71; 95 % Bayesian credible interval [95% BCI]: 0,54 – 0,93). 

Không tìm thấy khác biệt tương đối đáng kể giữa nhóm fluvoxamine và giả dược đối với sự thanh thải virus ở ngày thứ 7 (OR: 0,75; Khoảng tin cậy 95%: 0,53 – 1,07), tỷ lệ tử vong (OR: 0,70; 95% CI: 0,36 – 1,30), thời gian tử vong (HR: 0,79; CI 95%: 0,58 – 1,08), số ngày nằm viện (Chênh lệch trung bình: 1,22 ngày; CI 95%: 0,98 – 1,53), số ngày thở máy (Chênh lệch trung bình: 1,10 ngày; CI 95%: 0,70 – 1,73) hoặc các kết cục phụ khác.

Chia sẻ bài viết này